Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

CHUYÊN SANEMAGAZINEINSPIRED Hình ảnh xúc động của các cầu thủ Syria đổ gục xuống sân khóc nức nở và câu chuyện cảm động phía sau

Các cầu thủ Syria đã đổ gục xuống sân và khóc nức nở sau khi để thua tuyển Việt Nam trong trận bán kết. Nhưng lý do không chỉ bởi họ bại trận.

Hai thái cực trái ngược sau trận tứ kết nghẹt thở giữa U23 Việt Nam và U23 Syria. Trong khi đội bóng của HLV Park Hang Seo ăn mừng chiến tích lịch sử đầy cảm xúc, thì rất nhiều cầu thủ Syria đã đổ xuống sân khóc nức nở.
Giành tấm vé vào bán kết ASIAD 18, tuyển Việt Nam thực sự đã có một chiến thắng thuyết phục trước Syria. Sau cú sút định mệnh của Văn Toàn, thầy trò HLV Park Hang Seo thực sự là làm nên một trận đấu với nhiều cảm xúc đặc biệt.
Thế nhưng, trái ngược với khoảnh khắc ăn mừng chiến thắng vang dội của các CĐV Việt Nam, sự thất vọng với những giọt nước mắt của các cầu thủ Syria cũng đã rơi ngay trên sân cỏ.
Họ từng có một đất nước xinh đẹp, những công trình vĩ đại được thế giới xem là di sản, cho đến khi cuộc “nội chiến” kéo tới đã phá đi tất cả. Và bạn có biết, hầu như các cầu thủ Syria hôm nay đều phải lang thang phiêu bạt khắp nước ngoài?

Trên áo đấu của họ không có tên cầu thủ, chỉ có tên đất nước: SYRIA

Các cầu thủ đã bỏ đi tên mình, thay bằng tên đất nước như muốn chứng tỏ với thế giới rằng “Syria vẫn còn sống”. Trong phút giây chiến thắng, xin gửi đến nước bạn một lời cầu chúc hòa bình…

 

Nhìn Syria hôm nay buồn cho một thế hệ cầu thủ, buồn cho một đất nước. Mà nói như bình luận viên Quang Huy. Họ từng có một đất nước xinh đẹp, những công trình vĩ đại được thế giới xem là di sản, cho đến khi cuộc “nội chiến” kéo tới đã phá đi tất cả.
Hầu như các cầu thủ Syria hôm nay đều phải lang thang phiêu bạt khắp nước ngoài.


Họ có thể hình tốt hơn chúng ta, họ có một thể lực tốt và kiểm soát bóng tốt, thế nhưng trong một năm qua họ chưa hề được đá bóng. Nhìn Syria bây giờ, một căn nhà nguyên vẹn còn khó tìm, lấy đâu ra những sân tập, những học viện để đào tạo cầu thủ?

Syria: Giấc mơ bóng đá trỗi dậy giữa đạn bom

Kể từ khi cuộc nội chiến nổ ra vào năm 2011, cho tới nay không có nhiều câu chuyện tích cực về Syria được nhắc đến, xung quanh quốc gia Trung Đông này luôn bao phủ những tin tức về khủng bố, không kích, phiến quân…nhưng đội tuyển bóng đá quốc gia Syria là một ngoại lệ.
Hình ảnh các cầu thủ đội tuyển Olympic Syria thi đấu nhiệt huyết trên sân cỏ và trên áo đấu thay vì in tên riêng từng cầu thủ là in tên quốc gia của họ là một hình ảnh đẹp và khiến chúng ta đặt ra nhiều câu hỏi nền thể thao của họ phát triển như thế nào trong bối cảnh đất nước chiến tranh triền miên?

Tháng 10/2017, lần đầu tiên trong vòng gần một thập niên, thế giới chú ý đến Syria từ một khía cạnh khác – bóng đá. Quốc gia đến từ Trung Đông bị chiến tranh tàn phá với dân số vỏn vẹn 23 triệu người đã đánh bại ”gã khổng lồ” Trung Quốc, đất nước tỷ dân và chi hàng trăm triệu USD cho nền bóng đá trong vòng loại World Cup. Đối với Syria, một trận thắng và hai trận hòa ở vòng loại không chỉ có ý nghĩa lớn mà còn là một thành tựu.
Trả lời phỏng vấn của Peter Oborne trên Middle East Eye, Fadi Dabas – người đang giữ chức Giám đốc bóng đá của Syria tại ASIAD 2018 cho biết đội tuyển Syria không có trận đấu trên sân nhà nào trong suốt thời gian vòng loại. Thành phố bóng đá và cũng là biểu tượng văn hóa của Syria – thành phố Aleppo trải qua hơn 7 năm nội chiến nay chỉ còn lại những đống đổ nát, các công trình thể thao, kiến trúc nghệ thuật đã bị phá hủy gần như hoàn toàn.
”Sân vận động ở thủ đô Damascus phải hứng chịu hơn 170 phát đạn cối, không còn đám đông nào nữa”, Mowaffak Joumaa, chủ tịch ủy ban Olympic quốc gia Syria năm 2017 cho biết.
Sân vận động tại Syria vắng vẻ, bởi đám đông lớn tập trung là một mục tiêu quá hấp dẫn với các nhóm khủng bố. Những trận sân nhà của Syria thậm chí còn phải thi đấu ở Malaysia, nơi cách đó hơn 7.000 km – một địa điểm trung lập nhưng không có mấy khán giả, ông Joumaa chia sẻ thêm.
Nguồn:tinnhanh.dkn.tv

Thông tin liên hệ

 Đặc sản sạch Đà Lạt

Trụ Sở TPHCM: 89/2 Cống Lỡ, P.15, Q.Tân Bình, TPHCM
Trang Trại: D'Ran, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam

Hotline: 
0908.529.375
Email:
traicaysachdl@gmail.com
Website:
dacsansachdalat.blogspot.com
Share:

Fanpage

VIDEO LÀM BÁNH TRÁNG

CN TPHCM

Đặc Sản Sạch Đà Lạt-Trang Trại

 
nút cuộn đầu trang